XÁC LẬP QUYỀN ĐỐI VỚI BÍ MẬT THƯƠNG MẠI

Bí mật thương mại là gì?

Theo khoản 23, Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ: "Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh".

Theo “Những điều chưa biết về sở hữu trí tuệ” của tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO):

Bí mật thương mại có thể được hiểu là tất cả những thông tin kinh doanh bí mật bất kỳ tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Và việc sử dụng trái phép những thông tin đó ngoài chủ sở hữu được coi là xâm phạm bí mật thương mại. Bí mật thương mại liên quan đến một số chi phí dùng để phát triển chúng và không liên quan đến và không phải là những kiến thức thông thường trong công nghiệp.

Một số đối tượng có thể coi là bí mật thương mại:

  • Quy trình, kỹ thuật và bí quyết kỹ thuật trong sản xuất;
  • Bộ  sưu tập dữ liệu, ví dụ, danh sách khách hàng;
  • Kiểu dáng, hình vẽ, kế  hoạch và bản đồ;
  • Các thuật toán, quy trình được  thực hiện trong chương trình máy tính và bản thân chương trình máy tính;
  • Công thức để sản xuất sản phẩm
  • Chiến lược kinh doanh, kế hoạch kinh doanh, kế hoạch xuất khẩu, kế hoạch tiếp thị
  • Thông tin tài chính;
  • Hồ sơ cá nhân;
  • Tài liệu hướng dẫn;
  • Nguyên liệu;
  • Thông tin về các hoạt động nghiên cứu và triển khai.

Điều kiện để bảo hộ bí mật thương mại?

Theo Điều 84 Luật Sở hữu trí tuệ 2022, để được bảo hộ bí mật thương mại cần:

1. Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được;

2. Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó;

3. Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.

Hình thức và thời hạn bảo hộ của bí mật thương mại?

Hình thức bảo hộ

Bí mật kinh doanh có thể được bảo hộ tự động hoặc bảo hộ thông qua đăng ký bảo hộ sáng chế.

  • Để được bảo hộ theo hình thức tự động, bí mật thương mại cần đáp ứng đủ các điều kiện ở Điều 84 của Luật Sở hữu trí tuệ
  • Để được bảo hộ thông qua đăng ký bảo hộ sáng chế. Bí mật thương mại đó phải đáp ứng đủ điều kiện bảo hộ của sáng chế.

Điều kiện bảo hộ của sáng chế:

+ Có tính mới;

+ Có trình độ sáng tạo;

+ Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Thời gian bảo hộ

  • Nếu bí mật thương mại được bảo hộ tự động, không qua đăng ký bảo hộ thì bí mật thương mại sẽ có thời gian bảo hộ vô thời hạn, cho đến khi bí mật thương mại bị công khai.
  • Nếu bí mật thương mại được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế thì thời gian bảo hộ là 20 năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký bảo hộ.

Tuy nhiên đối với bí mật kinh doanh được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế thì sau khoảng thời gian bảo hộ là 20 năm, bí mật kinh doanh sẽ được bộc lộ công khai. Do vậy, doanh nghiệp có thể không còn giữ được lợi thế cạnh tranh. Vì vậy các tổ chức, doanh nghiệp cần cân nhắc để lựa chọn hình thức bảo hộ phù hợp với bí mật kinh doanh của mình.

Nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì về vấn đề xác lập Quyền đối với Bí mật thương mại, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí và cung cấp Dịch vụ tốt nhất theo thông tin sau:

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ TƯ VẤN DỊCH VỤ IP PRO

Địa chỉ:  Tòa A Hoàng Huy Goldenland, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline: 0987858890

Website: ippro.vn

Email: ippro@gmail.com

nhận tư vấn trực tiếp

Để lại thông tin theo form dưới đây và chúng tôi sẽ gọi lại tư vấn
chi tiết cho bạn