Các vấn đề xung quanh về tài sản trí tuệ không còn mới ở Việt Nam hay các nước trên thế giới khi từ năm 2005 Việt Nam đã chính thức có luật riêng về sở hữu trí tuệ. Những năm gần đây, các cá nhân, tổ chức đặc biệt là các doanh nghiệp đã có ý thức xác lập quyền về tài sản trí tuệ của mình, bằng chứng rõ ràng nhất là số lượng đơn yêu cầu xác lập quyền tại Cục Sở hữu trí tuệ tăng cao. Theo thông tin trên trang web của Cục Sở hữu trí tuệ ( SHTT), năm 2023 Cục SHTT tiếp nhận 156.413 đơn các loại (tăng 11% so với năm 2022), xử lý 125.778 đơn các loại, trong đó có: 74.130 đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp (tăng 13,2% so với năm 2022) và 51.648 đơn/yêu cầu khác (tăng 6,6%). Tuy nhiên, vấn đề mà rất nhiều doanh nghiệp hiện nay đang gặp phải đó chính là chưa thực sự coi tài sản trí tuệ là một tài sản, phần lớn đăng ký bảo hộ nhưng không có những hoạt động để tăng giá trị cho tài sản của mình. Đây là một sự lãng phí rất lớn, bởi nếu đầu tư và khai thác đúng, tài sản trí tuệ chính là công cụ để doanh nghiệp phát triển mãnh mẽ. Trong bài viết này, IP PRO sẽ nói rõ hơn về thương mại hoá tài sản trí tuệ, cụ thể là nhãn hiệu.
Rất nhiều doanh nghiệp đã không định hướng đúng ngay từ bước đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Thực tế đúng là các doanh nghiệp hiện nay đã dần nhận thức được việc cần phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu khi tiến hành kinh doanh về hàng hoá/ dịch vụ nào đó, nhưng hầu hết các doanh nghiệp không hướng việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu với chiến lược kinh doanh, định hướng phát triển của mình. Chính vì vậy họ chỉ đăng ký những danh mục hàng hoá/ dịch vụ rất nhỏ tương ứng với đó họ cũng sẽ được hưởng quyền bảo hộ rất hẹp. Tuy nhiên, theo thời gian cùng với sự phát triển, việc kinh doanh đã mở rộng hơn ra ngoài phạm vi đã đăng ký bảo hộ, lúc này phương án được đưa ra là đi nộp đơn đăng ký bảo hộ cho phần mở rộng đó nhưng nhiều trường hợp không thể đăng ký được do đã có bên khác nộp đơn đăng ký và nhận được bảo hộ trước. Trong trường hợp này, bản thân doanh nghiệp đứng trước nguy cơ bị bên khác tố cáo vì xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu của họ. Chính vì vậy, trước khi tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, cần phải có định hướng rõ ràng mình kinh doanh cái gì, tương lai mình muốn mở rộng việc kinh doanh ra sao, thậm chí là các nước mà mình hướng việc kinh doanh của mình tới để việc đăng ký được toàn diện và hiệu quả nhất.
Không khai thác nhãn hiệu đã được bảo hộ: Bản chất của nhãn hiệu là tạo tính phân biệt hàng hoá/ dịch vụ của chủ thể này với chủ thể khác, vì vậy khi một nhãn hiệu đã được cấp văn bằng bảo hộ bởi Cục Sở hữu trí tuệ thì chủ sở hữu nhãn hiệu đó được phép độc quyền sử dụng nhãn hiệu trên sản phẩm hàng hoá/ dịch vụ của mình – đây là lợi thế cạnh tranh cực kỳ lớn. Hãy liên tưởng đến một sản phẩm là chất lỏng, đậm màu khi không có nhãn hiệu và với một chất lỏng, đậm màu, có ga được dán trên mình nhãn hiệu Coca Cola hay Pepsi, rõ ràng đã có một sự khác biệt rất lớn về giá trị. Một ví dụ khác, cùng là sản phẩm sữa nhưng một bên không có nhãn hiệu và một bên dán nhãn hiệu Vinamilk, bạn sẽ chọn sản phẩm nào? Đây đều là những tên tuổi lớn trên thị trường, những họ cũng từ những doanh nghiệp nhỏ mà từng bước đạt được những thành tựu như ngày nay. Khi doanh nghiệp của bạn bắt đầu tiến hành kinh doanh và có nhãn hiệu được bảo hộ hãy tìm cách phát triển nó, đừng chỉ để nó trên tấm biển công ty hay sản phẩm đơn thuần. Hãy có các kế hoạch hay chiến dịch để dần dần đưa chúng vào tâm trí của khách hàng. Bạn càng đầu tư phát triển nhãn hiệu thì giá trị nhãn hiệu của bạn càng tăng – Hãy biến nhãn hiệu thành tài sản có giá trị thực sự của doanh nghiệp.
Ngoài ra, khi nhãn hiệu của bạn có một vị trí nhất định trên thị trường, bạn hoàn toàn có thể tiến hành việc chuyển giao quyền sử dụng cho các bên có nhu cầu, đây cũng là một nguồn thu rất lớn.
Không có kế hoạch giám sát việc sử dụng nhãn hiệu: Việc được cấp bằng bảo hộ nhãn hiệu, có nghĩa là chủ sở hữu có độc quyền sử dụng nhãn hiệu đó và quyền đó được pháp luật bảo vệ. Tuy nhiên, chủ sở hữu phải tự mình giám sát việc sử dụng nhãn hiệu, xem nhãn hiệu của mình có bị bên khác sử dụng bất hợp pháp không chứ cơ quan Nhà nước không có trách nhiệm trong việc giám sát. Nhưng nhiều doanh nghiệp đã không thực hiện tốt việc này dẫn đến quyền của mình bị xâm phạm mà không biết, khiến danh tiếng của doanh nghiệp bị ảnh hưởng và khi phát hiện ra đã quá phức tạp và tốn kém để xử lý.
Kết luận: Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chỉ là bước đầu tiên trong phát triển tài sản trí tuệ là nhãn hiệu. Để tài sản này có thể phát huy được tối đa tiềm năng của nó, rất cần những chiến lược và định hướng đúng đắn.
Nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì liên quan đến vấn đề xác lập quyền sở hữu trí tuệ với nhãn hiệu và phát triển nhãn hiệu, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí và cung cấp Dịch vụ tốt nhất theo thông tin sau:
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ TƯ VẤN DỊCH VỤ IP PRO
Địa chỉ: Tòa A Hoàng Huy Goldenland, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 0987858890
Website: ippro.vn
Email: ippro@gmail.com