NHÃN HIỆU VÀ TÊN THƯƠNG MẠI KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO?

Nhiều người lầm tưởng rằng khi họ đăng ký kinh doanh thành công, tên doanh nghiệp của họ được nằm trong Giấy đăng ký kinh doanh thì tên gọi doanh nghiệp của họ cũng được bảo hộ tự động như là nhãn hiệu. Tuy nhiên thực tế không phải như vậy, việc hiểu rõ và phân biệt được hai khái niệm “tên thương mại” và “nhãn hiệu” là rất quan trọng.

Tên thương mại là gì?

Theo Khoản 21, Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ:

Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.

  • Tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt giữa chủ thể kinh doanh này với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh (khu vực ở đây chính là chỉ khu vực địa lý mà được tiến hành việc kinh doanh).

Điều 78 Luật Sở hữu trí tuệ, tên thương mại được coi là có khả năng phân biệt nếu đáp ứng các điều kiện sau:

1. Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng;

2. Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh;

3. Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng.

Nhãn hiệu là gì?

Theo Khoản 16, Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ:

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Nhìn chung bất kì chữ cái, màu sắc, hình ảnh, chữ số, hình vẽ,.. hoặc kết hợp những dấu hiệu kể trên dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của tổ chức Bạn với các tổ chức khác đều được coi là nhãn hiệu.

Nhãn hiệu và tên thương mại khác nhau như thế nào?

Tên thương mại là tên gọi đầy đủ của doanh nghiệp bạn. Tên thương mại sẽ xuất hiện trong các biên bản giao dịch, hợp đồng,..của công ty Bạn.

Ví dụ: Công ty TNHH Đầu tư và Tư vấn Dịch vụ IP PRO. Tên thương mại có phần mô tả và phân biệt. Phần mô tả gồm các từ có ý nghĩa mô tả tóm tắt loại hình doanh nghiệp và lĩnh vực kinh doanh. Ở phần ví dụ trên, phần mô tả sẽ là “Công ty TNHH Đầu tư và Tư vấn Dịch vụ”. Phần phân biệt gồm các từ có thể có nghĩa hoặc không có nghĩa, mang tính phân biệt với các chủ thể khác, phần phân biệt ở ví dụ trên là “IP PRO”.

Nhãn hiệu dùng để phân biệt sản phẩm, dịch vụ của công ty Bạn với sản phẩm, dịch vụ của công ty khác. Một công ty chỉ có một tên thương mại nhưng có thể có nhiều nhãn hiệu.

Ví dụ: “Công ty Cổ phần sữa Việt Nam” thường được biết đến qua tên gọi tắt là Vinamilk là tên thương mại, tuy nhiên công ty kinh doanh nhiều sản phẩm với các nhãn hiệu khác nhau như: sản phẩm sữa tươi với nhãn hiệu là Flex, Super SuSu, sản phẩm sữa chua với nhãn hiệu là SuSu, Probi,…

Một công ty có thể sử dụng một nhãn hiệu cho tất cả các sản phẩm kinh doanh của mình, hoặc có thể sử dụng các nhãn hiệu khác nhau cho từng sản phẩm/ dịch vụ kinh doanh cụ thể. Hoặc Bạn cũng có thể sử dụng một phần trong tên thương mại của mình để dùng làm nhãn hiệu.

Mong là qua bài viết vừa rồi, các Bạn đã có sự hiểu rõ ràng hơn về tên thương mại và nhãn hiệu. Qua đó, có những chuẩn bị và chiếc lược đúng đắn trên con đường kinh doanh của mình.

Nếu bạn có bất của thắc mắc gì liên quan đến vấn đề xác lập quyền Sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí và cung cấp Dịch vụ tốt nhất theo thông tin sau:

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ TƯ VẤN DỊCH VỤ IP PRO

Địa chỉ:  Tòa A Hoàng Huy Goldenland, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline: 0987858890

Website: ippro.vn

Email: ippro@gmail.com

nhận tư vấn trực tiếp

Để lại thông tin theo form dưới đây và chúng tôi sẽ gọi lại tư vấn
chi tiết cho bạn