NHÃN HIỆU VÀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU

Nhãn hiệu là gì?

Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chưa được các doanh nghiệp quan tâm đúng mức. Nhãn hiệu là dấu hiệu riêng của nhà sản xuất sản phẩm, giúp phân biệt sản phẩm của các công ty. Nhãn hiệu đóng vai trò then chốt trong chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp, góp phần tạo dựng hình ảnh và danh tiếng của doanh nghiệp, sản phẩm đó với khách hàng. Nhãn hiệu phải được đăng ký quyền sở hữu do Cục Sở hữu trí tuệ cấp.

Tuy nhiên, hiện nay có các vấn đề liên quan đến việc đăng ký bảo hộ thương hiệu như các thủ tục liên quan, khả năng đăng ký nhãn hiệu và các vấn đề phát sinh tranh chấp trong quá trình đăng ký. Để quy trình có thể thực hiện thuận lợi hơn và nhanh chóng hơn, công ty IIPRO có dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu trong nước nhằm hỗ trợ các khách hàng có nhu cầu.

Những ai được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, logo độc quyền

Tại Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ quy định các chủ thể được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu bao gồm:

  • Tổ chức, cá nhân đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất, cung cấp;

  • Tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại hợp pháp đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm của mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất (với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đó);

  • Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp (đăng ký nhãn hiệu tập thể);

  • Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ (đăng ký nhãn hiệu chứng nhận);

  • Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký cùng một nhãn hiệu.

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền ở đâu?

Để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền, cá nhân/tổ chức có thể nộp hồ sơ qua 2 hình thức: 

  • Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận một cửa - Cục Sở hữu trí tuệ hoặc Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ. Đồng thời, cá nhân/tổ chức cũng tiến hành nộp phí tại bộ phận thu phí.

  • Cách 2: Gửi hồ sơ đến Cục Sở hữu trí tuệ bằng đường bưu điện. Phí đăng ký có thể gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Cục sở hữu trí tuệ. 

Địa chỉ nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu:

Cơ quan nộp hồ sơ Địa chỉ
Cục Sở hữu trí tuệ 384-386 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Đà Nẵng Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng
Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh Lầu 7, toà nhà Hà Phan, số 17-19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh

Để đảm bảo thực hiện thủ tục đúng chuẩn, tránh rủi ro, chậm trễ, khách hàng có thể lựa chọn dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền của IPPRO. Chúng tôi sẽ đại diện khách hàng thực hiện thủ tục đăng ký tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 

Lợi ích khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu?

Khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, chủ nhãn hiệu đăng ký sẽ có được rất nhiều lợi ích như sau:

  • Xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu: chủ nhãn hiệu được xác nhận quyền ưu tiên tính từ ngày nộp đơn đăng ký. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký, chủ nhãn hiệu được xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu độc quyền.

  • Bảo vệ nhãn hiệu: đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là căn cứ pháp lý bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu khi có bất kỳ vi phạm trái phép nào diễn ra đối với nhãn hiệu. Đồng thời các chủ thể mới cũng dựa vào đó để tránh vi phạm nhãn hiệu của chủ thể khác. 

  • Thúc đẩy hoạt động quảng bá thương hiệu, tạo sự tin tưởng trong quan hệ với khách hàng, đối tác. 

  • Tạo cơ hội tham gia kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử lớn như TIKI, Lazada, Amazon,... 

  • Phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền khá thấp so với chi phí giải quyết tranh chấp về nhãn hiệu. 

Các lỗi thường gặp khi đăng ký nhãn hiệu độc quyền

Dưới đây là một số lỗi phổ biến khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền mà doanh nghiệp cần tránh:  

  • Không tra cứu nhãn hiệu trước khi nộp đơn đăng ký;

  • Không tiến hành đăng ký hưởng quyền ưu tiên;

  • Nhầm lẫn giữa tên thương hiệu và tên nhãn hiệu;

  • Sử dụng các ý tưởng của các thương hiệu nổi tiếng;

  • Hồ sơ, tài liệu đăng ký bị thiếu hoặc sai sót;

  • Thực hiện thủ tục không đúng theo quy định;

Chỉ với 1 lỗi nhỏ rất cơ bản, doanh nghiệp cũng sẽ bị từ chối cấp giấy đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Nhiều chủ sở hữu không biết cách xử lý ra sao khi bị trả lại hồ sơ. Hiểu được những khó khăn của doanh nghiệp, dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của IPPRO sẽ hỗ trợ khách hàng hoàn thành mọi thủ tục chính xác với chi phí tốt nhất. 

Nguyên tắc bảo hộ nhãn hiệu độc quyền

Theo quy định của pháp luật Việt Nam cùng một số nước trên thế giới, nhãn hiệu được xác lập quyền trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ độc quyền hoặc công nhận đăng ký quốc tế của Cục Sở hữu trí tuệ. Đây là nguyên tắc ưu tiên cho người đăng ký trước (còn gọi là nguyên tắc first to file). Văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho nhãn hiệu trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ. Khác với luật sở hữu trí tuệ của Mỹ và một vài quốc gia khác, nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở chứng minh người sử dụng trước. 

Thời gian có hiệu lực của văn bằng bảo hộ nhãn hiệu là bao lâu?

Thời gian có hiệu lực của văn bằng bảo hộ nhãn hiệu theo quy định là 10 năm kể từ ngày nộp đơn. Sau khi hết thời hạn hiệu lực, chủ sở hữu có thể thực hiện thủ tục gia hạn nhiều lần liên tiếp, không giới hạn số lần và mỗi lần là 10 năm.

Thời gian thực hiện thủ tục gia hạn sẽ rút ngắn hơn so với đăng ký bảo hộ nhãn hiệu mới. Tuy nhiên, nên thực hiện gia hạn trong vòng 6 tháng trước khi văn bằng hết hiệu lực đồng thời nộp lệ phí theo quy định của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

 

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí và cung cấp Dịch vụ tốt nhất theo thông tin sau:

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ TƯ VẤN DỊCH VỤ IP PRO

Địa chỉ:  Tòa A Hoàng Huy Goldenland, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline: 0987858890

Website: ippro.vn

Email: ippro@gmail.com

nhận tư vấn trực tiếp

Để lại thông tin theo form dưới đây và chúng tôi sẽ gọi lại tư vấn
chi tiết cho bạn