Lưu ý để tên đăng ký nhãn hiệu được bảo hộ

Khi bạn xây dựng thương hiệu của mình trên thị trường, Bạn luôn mong muốn tên thương hiệu của mình được khách hàng ấn tượng, nhớ tới và sử dụng sản phẩm của mình. Tuy nhiên, cách đặt tên làm sao cho ấn tượng, độc đáo, đảm bảo sự khác biệt, dễ gợi nhớ trong tâm trí người tiêu dùng và quan trọng là đúng với quy định được bảo hộ thì Bạn đã biết chưa. Trong bài viết này, IPPRO sẽ hướng dẫn Bạn các lưu ý khi đặt tên đăng ký nhãn hiệu của mình nhé.

Đầu tiên bạn cần đảm bảo nhãn hiệu của mình không trùng hay tương tự với nhãn hiệu đã nộp đơn hay đăng ký trước đó

Tiếp theo bạn cần tránh đặt tên nhãn hiệu trong các trường hợp dưới đây:

1. Dấu hiệu trùng hoặc gây nhầm lẫn với Quốc huy, Quốc kỳ, Quốc ca của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và của các nước, quốc tế ca

Bởi đây là những hình ảnh mang tính biểu tượng của cả quốc gia, không thể cho một đơn vị nhất định được hưởng quyền và tham gia các dịch vụ trao đổi, kinh doanh thương mại

2. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với biểu tượng, tên viết tắt, tên đầy đủ của các tổ chức khi chưa được tổ chức đó cho phép

Việc sử dụng các dấu hiệu này trong nhãn hiệu có thể gây hiểu lầm cho người tiêu dùng về nguồn gốc, chất lượng của các sản phẩm, gây ảnh hưởng đến các tổ chức bị sử dụng các dấu hiệu đó.

Ví dụ:

(Biểu tượng của tổ chức Y tế thế giới – nguồn từ Internet)

3. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thật, hình ảnh, bút danh của các vị lãnh tụ, anh hùng

Ví dụ: Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh,…

4. Sử dụng hoặc các dấu hiệu trùng, tương tự với các dấu kiểm tra, dấu chứng nhận của các tổ chức quốc tế khi chưa được phép

Việc sử dụng sẽ gây hiểu nhầm về chất lượng và nguồn gốc sản phẩm, sẽ không được đăng ký bảo hộ

5. Sử dụng các cụm từ mang tính mô tả đặc điểm, tính chất của hàng hoá

Những cụm từ mang tính mô tả đặc điểm vốn có của hàng hoá như từ “ngọt” cho sản phẩm “đường”, hay các từ “chất lượng cao” mang tính chất mô tả về chất lượng của sản phẩm sẽ không được bảo hộ. Bởi sẽ không công bằng khi bảo hộ cho tổ chức sử dụng các dấu hiệu đó cho sản phẩm của mình mà không bảo hộ cho các tổ chức khác.

6. Sử dụng các tên gọi thông thường của hàng hoá, dịch vụ

Ví dụ: “Glasses” sẽ không được dùng để bảo hộ cho cửa hàng kinh doanh mắt kính. Bởi mang tên gọi thông thường của hàng hoá nhưng sẽ được bảo hộ nếu kinh doanh một sản phẩm một dịch vụ không liên quan đến kính như hàng ăn

7. Những hình ảnh, biểu tượng kích động bạo lực, mang tính kích động tư tưởng chiến tranh

Việc sử dụng các hình ảnh man rợ, thiếu văn hoá, mang tư tưởng phản động sẽ không được bảo hộ

Ví dụ:

(Biểu tượng của Đức quốc xã – nguồn từ Internet)

Nếu Bạn có bất cứ thắc mắc gì hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí và cung cấp Dịch vụ tốt nhất qua thông tin sau:

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ TƯ VẤN DỊCH VỤ IP PRO

Địa chỉ:  Tòa A Hoàng Huy Goldenland, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline: 0987858890

Website: ippro.vn

Email: ippro@gmail.com

 

nhận tư vấn trực tiếp

Để lại thông tin theo form dưới đây và chúng tôi sẽ gọi lại tư vấn
chi tiết cho bạn