Kiểu dáng công nghiệp

1. Kiểu dáng công nghiệp là gì?

Theo khoản 13 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2022), kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm hoặc bộ phận để lắp ráp thành sản phẩm phức hợp, được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này và nhìn thấy được trong quá trình khai thác công dụng của sản phẩm hoặc sản phẩm phức hợp.

2. Điều kiện chung đối với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ

Điều 63 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Có tính mới;

- Có tính sáng tạo;

- Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Theo Luật Sở hữu trí tuệ quy định:

Về tính mới:

Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính mới khi khác biệt đáng kể với các kiểu dáng công nghiệp đã được công khai và bộc lộ trước đó, qua các hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác kể cả ở trong nước và ngoài nước trước ngày nộp đơn và trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên.

Hai kiểu dáng công nghiệp nếu chỉ khác biệt về một số kiểu tạo dáng không dễ nhận biết, ghi nhớ và dùng để phân biệt giữa hai kiểu dáng công nghiệp đó thì sẽ coi là không khác biệt đáng kể

Kiểu dáng công nghiệp vẫn giữ được tính bảo mật nếu chỉ có một số người có hạn biết và họ có nghĩa vụ giữ bí mật về kiểu dáng công nghiệp đó

Trong các trường hợp kiểu dáng công nghiệp được công bố nhưng người công bố không được phép của người có quyền được đăng ký quy định tại điều 86a, 86b của Luật Sở hữu trí tuệ, kiểu dáng công nghiệp được công bố dưới dạng nghiên cứu khoa học, hay được công bố tại các cuộc triển lãm quốc gia tại Việt Nam hoặc tại các cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức bởi người có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp thì vẫn được coi là chưa mất tính mới. 

Về tính sáng tạo:

Kiểu dáng công nghiệp không thể được tạo ra một cách dễ dàng với những người có hiểu biết trung bình trong lĩnh vực tương ứng.

Về khả năng áp dụng công nghiệp:

Kiểu dáng công nghiệp được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp

3. Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp

Các đối tượng quy định tại Điều 64 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 và 2022) không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp, bao gồm:

- Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có;

- Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp;

- Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm.

Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ dịch vụ theo thông tin sau:

 

Công ty TNHH Đầu tư và Tư vấn dịch vụ IP Pro

Địa chỉ:  Tòa A Hoàng Huy Goldenland, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline: 0987858890

Email: ippro@gmail.com

nhận tư vấn trực tiếp

Để lại thông tin theo form dưới đây và chúng tôi sẽ gọi lại tư vấn
chi tiết cho bạn