ĐƠN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU CÓ CHỨA DẤU HIỆU CHỈ NGUỒN GỐC ĐỊA LÝ

Hiện nay các chủ thể kinh doanh đã dần nhận thức được tầm trong quan trọng của việc bảo hộ tài sản trí tuệ của mình, đặc biệt trong đó là việc bảo hộ nhãn hiệu. Thậm chí ngay khi có ý định kinh doanh, các tổ chức/cá nhân đã có ý thức đăng ký quyền của mình với nhãn hiệu. Tuy nhiên, do có những hạn chế trong việc nắm bắt các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ nên rất nhiều đơn đăng ký nhãn hiệu đã không được bảo hộ. Trong bài viết này, IP PRO sẽ đề cập đến lỗi mà rất nhiều các tổ chức/ cá nhân gặp phải khi thiết kế nhãn hiệu của mình khiến nhãn hiệu không được bảo hộ đó là nhãn hiệu có chứa dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý

Nhãn hiệu có chứa dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý là gì?

Theo Điều 25 tại Thông tư 23/2023/TT-BKHCN

Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của sản phẩm là dấu hiệu dùng cho sản phẩm của địa phương và có ý nghĩa chỉ dẫn nguồn gốc địa lý của sản phẩm (chỉ dẫn rằng sản phẩm có nguồn gốc từ địa phương đó). Một số ví dụ: Mật ong Mèo Vạc, cam sành Hà Giang,…

Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của sản phẩm là địa danh, hoặc dấu hiệu biểu trưng của địa phương (hình ảnh các sự vật tiêu biểu của địa phương, như biểu tượng, bản đồ, cờ, huy hiệu, thắng cảnh, công trình đặc biệt của địa phương, v.v.), hoặc có thể là bất kỳ dấu hiệu nào khác.

Địa danh có thể là tên gọi hiện hành hay tên gọi trong lịch sử hoặc tên gọi chính thức hoặc tên gọi dân gian của một khu vực địa lý đang được sử dụng để thay thế cho địa danh hiện hành hoặc được biết đến rộng rãi (xác định theo địa giới hành chính hay các phương thức địa lý 

Nhãn hiệu có chứa dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý có được bảo hộ không? 

Tại điểm d, khoản 2, Điều 74 của Luật Sở hữu trí tuệ đã nêu rõ Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu chứa: Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ trừ trường hợp nhãn hiệu đó đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu trước ngày nộp đơn hoặc được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc dưới dạng nhãn hiệu chứng nhận theo quy định.

=> Do đó, bất kể nhãn hiệu nào có dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ thì sẽ bị coi là không có khả năng phân biệt và không được pháp luật bảo hộ trừ trường hợp đã được sự cho phép của chính quyền địa phương.

Tuy nhiên trong thông tư 23/2023/TT-BKHCN cũng nêu ra các trường hợp địa danh, dấu hiệu biểu trưng của địa phương không có ý nghĩa chỉ nguồn gốc địa lý khi:

  • Địa danh, dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý đã được sử dụng với chức năng nhãn hiệu thông thường và được thừa nhận rộng rãi, tức là đạt được ý nghĩa chỉ dẫn nguồn gốc thương mại (khả năng phân biệt) và mất ý nghĩa mô tả nguồn gốc địa lý, ví dụ: bia Hà Nội, bia Sài Gòn,…
  • Địa phương tương ứng không thể là nơi sản phẩm được sản xuất, ví dụ: thuốc lá Bắc Cực,…

Những địa danh, dấu hiệu biểu trưng của địa phương mà không có ý nghĩa chỉ dẫn nguồn gốc địa lý của sản phẩm có thể được bảo hộ như nhãn hiệu thông thường, không cần sự cho phép của chính quyền địa phương.

Ngoài ra, trong trường hợp địa danh, dấu hiệu biểu trưng của địa phương được nhiều người biết tới dùng cho sản phẩm thông thường của địa phương có ý nghĩa mô tả địa điểm sản xuất thì có thể được sử dụng để đăng ký làm nhãn hiệu thông thường. Tuy nhiên địa danh, dấu hiệu biểu trưng chỉ là yếu tố cấu thành nên nhãn hiệu và cần có sự kết hợp của các yếu tố khác chứ không được đứng độc lập.

=> Như vậy, Nhãn hiệu có chứa dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý vẫn có thể được bảo hộ dưới nhãn hiệu thông thường trong trường hợp nhãn hiệu chứa dấu hiệu đó đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi, địa phương tương ứng không thể là nơi sản xuất sản phẩm hoặc nhãn hiệu chứa dấu hiệu dùng cho sản phẩm thông thường của địa phương có ý nghĩa là mô tả địa điểm sản xuất. 

Lưu ý, với những sản phẩm mang địa danh, dấu hiệu biểu trưng của địa phương cụ thể nhưng không được sản xuất tại địa phương đó sẽ không thể đăng ký nhãn hiệu có chứa các yếu tố địa danh và dấu hiệu biểu trưng của địa phương bởi sẽ khiến người tiêu dùng nhầm lẫn, hiểu sai lệch về nguồn gốc xuất xứ nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ. (Quy định tại điều 73 Luật Sở hữu trí tuệ).

Ví dụ: Nhãn hiệu có chứa made in USA với hàng hoá sản xuất ngoài nước Mỹ.

Nếu Bạn có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến xác lập quyền Sở hữu trí tuệ đối với Nhãn hiệu, hãy liên hệ với Chúng tôi để được tư vấn miễn phí và được cung cấp Dịch vụ tốt nhất theo thông tin sau:

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ TƯ VẤN DỊCH VỤ IP PRO

Địa chỉ:  Tòa A Hoàng Huy Goldenland, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline: 0987858890

Website: ippro.vn

Email: ippro@gmail.com

nhận tư vấn trực tiếp

Để lại thông tin theo form dưới đây và chúng tôi sẽ gọi lại tư vấn
chi tiết cho bạn