Chất lượng giảng dạy của một cơ sở đào tạo, bồi dưỡng luôn phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống giáo trình, tài liệu được đưa vào sử dụng trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng. Vì thế, công tác biên soạn giáo trình luôn được các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng coi là một công việc giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Biên soạn giáo trình là công việc đòi hỏi sự lao động nghiêm túc và khoa học. Để biên soạn và cho ra đời một sản phẩm khoa học chất lượng, đòi hỏi tác giả phải có trình độ chuyên môn, phải làm việc chăm chỉ, khoa học bằng cả lương tâm, trách nhiệm cũng như niềm đam mê nghề nghiệp. Do đó, việc ghi nhận quyền tác giả cho người biên soạn là điều vô cùng cần thiết và có ý nghĩa.
Giáo trình là tài liệu giảng dạy, học tập có nội dung phù hợp với chương trình đào tạo, bồi dưỡng được người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học duyệt, lựa chọn hoặc được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt. Đây là nguồn tài liệu học tập hoặc giảng dạy được thiết kế và biên soạn dựa trên cơ sở chương trình môn học với mục đích để làm tài liệu giảng dạy chính thức cho giáo viên và làm tài liệu học tập chính thức cho học sinh, sinh viên.
Vai trò của giáo trình:
- Nâng cao chất lượng đào tạo cho người học, người nghiên cứu. Nhờ có giáo trình, tài liệu, học viên sẽ có thêm tài liệu để phục vụ việc tự học, giúp phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu của học viên.
- Nâng cao chất lượng giảng dạy, chuyên môn của giảng viên. Nhờ có giáo trình, tài liệu, giảng viên có nhiều điều kiện để đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức giảng dạy, bồi dưỡng.
- Nâng cao trình độ chuyên môn,nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên. Thông qua việc biên soạn, xuất bản các giáo trình, tài liệu bồi dưỡng sẽ giúp từng bước nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực nghiên cứu khoa học cho đội ngũ giảng viên. Thậm chí, có thể thúc đẩy hình thành các nhóm chuyên gia gắn với từng chuyên môn cụ thể.
- Nâng cao uy tín, thương hiệu của cơ sở đào tạo. Quảng bá, khẳng định thương hiệu của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng. Việc chủ động biên soạn, xuất bản hệ thống giáo trình, tài liệu đảm bảo tính khoa học, phù hợp với đặc thù chuyên môn của nhà trường không chỉ giúp cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chủ động được nguồn giáo trình, tài liệu phục vụ công tác giảng dạy, bồi dưỡng mà còn góp phần quảng bá, khẳng định chất lượng, thương hiệu, hình ảnh của nhà trường trước học viên và xã hội. Nhiều cơ sở đào tạo, bồi dưỡng coi việc biên soạn, xuất bản giáo trình, tài liệu là yêu cầu bắt buộc, là cam kết của cơ sở về năng lực và chất lượng đào tạo, bồi dưỡng để xã hội giám sát.
Nhiều người hay nhầm lẫn giáo trình với chương trình giảng dạy nhưng đây là 2 loại hình khác nhau, cụ thể như sau:
- Giáo trình được mô tả như là bản tóm tắt của các chủ đề được đề cập hoặc các đơn vị sẽ được dạy trong chủ đề cụ thể. Chương trình giảng dạy đề cập đến nội dung tổng thể, được dạy trong một hệ thống giáo dục hoặc một khóa học.
- Giáo trình thay đổi từ giáo viên này sang giáo viên khác trong khi chương trình giảng dạy giống nhau cho tất cả các giáo viên.
- Chương trình giảng dạy có phạm vi rộng hơn so với giáo trình.
- Giáo trình được cung cấp cho học sinh bởi các giáo viên để họ có thể quan tâm đến chủ đề này. Mặt khác, thông thường chương trình giảng dạy không được cung cấp cho sinh viên trừ khi được yêu cầu cụ thể.
- Giáo trình có tính chất mô tả, nhưng chương trình giảng dạy là quy định.
- Giáo trình được đặt cho một chủ đề cụ thể. Không giống như chương trình giảng dạy, bao gồm một khóa học cụ thể hoặc một chương trình.
- Giáo trình được chuẩn bị bởi các giáo viên. Ngược lại, một chương trình giảng dạy được quyết định bởi chính phủ hoặc trường học hoặc quản trị đại học.
- Thời lượng của một giáo trình chỉ trong một năm, nhưng chương trình học kéo dài cho đến khi hoàn thành khóa học.
- Người trực tiếp sáng tạo ra vả chủ sở hữu quyền tác giả sản phẩm;
- Cá nhân, tổ chức Việt Nam; Cá nhân, tổ chức nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác;
- Cá nhân, tổ chức nước ngoài có tác phẩm bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nước thành viên.
Những chủ thể nêu trên có thể đăng ký bản quyền cho tác giả theo quy trình như sau:
Bước 1: Chuẩn bị mẫu tác phẩm dự kiến đăng ký bản quyền
Ở bước công việc này, xác định loại hình sản phẩm bảo hộ là giáo trình. Và cũng cần chuẩn bị đó là các tài liệu xác lập quyền sở hữu hợp pháp của chủ sở hữu và quá trình hình thành tác phẩm đúng thực tế.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền tác giả
Sau khi xác định xong loại hình tác phẩm sẽ được đăng ký bảo hộ, tác giả hoặc chủ sở hữu hoặc tổ chức đại diện được ủy quyền sẽ chuẩn bị hồ sơ đăng ký. Hồ sơ sẽ bao gồm những tài liệu sau:
1. Tờ khai (đơn) đăng ký bản quyền tác giả theo mẫu của Cục bản quyền tác giả
2. 02 bản tác phẩm đăng ký. Cụ thể với tác phẩm là giáo trình thì cần 02 quyển trên giấy A4 có đánh số trang và chữ ký của tác giả vào từng trang hoặc dấu giáp lai công ty;
3. Giấy uỷ quyền hoặc hợp đồng ủy quyền
4. Bản gốc giấy tờ xác nhận quyền nộp hồ sơ trong trường hợp người nộp được kế thừa, chuyển giao…
5. Văn bản thỏa thuận giữa các tác giả trong trường hợp tác phẩm có nhiều tác giả (đồng tác giả)
6. Trường hợp tác phẩm đăng ký bản quyền thuộc sở hữu chung sẽ cần có giấy xác nhận đồng ý của các đồng sở hữu khác.
7. Chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước/hộ chiếu của tác giả (bản sao công chứng)
8. Giấy cam đoan của tác giả .
9. Bản sao công chứng giấy phép kinh doanh, quyết định thành lập…vv (trong trường hợp chủ sở hữu đăng ký là pháp nhân, tổ chức)
10. Quyết định giao việc trong trường hợp chủ sở hữu đăng ký là pháp nhân hoặc hợp đồng thuê bên khác sáng tác ra tác phẩm
Bước 3: Nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền tác giả
Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp 01 hồ sơ đăng ký bản quyền tại trụ sở Cục Bản quyền tác giả ở Hà Nội. Khách hàng ở các tỉnh miền Nam và miền Trung khi có nhu cầu có thể đăng ký tại văn phòng giao dịch Cục Bản quyền tác giả ở TP.HCM và Đà Nẵng.
Hồ sơ đăng ký bản quyền có thể nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện tới 1 trong 03 địa chỉ nêu trên. Tuy nhiên, để tránh những phát sinh không cần thiết và trong trường hợp có điều kiện, chủ đơn vẫn nên nộp trực tiếp hồ sơ đăng ký bản quyền tới các cơ quan nêu trên.
Bước 4: Đóng lệ phí và nhận Giấy chứng nhận quyền tác giả do Cục bản quyền cấp.
Trong thời gian 30 ngày Cục bản quyền tác giả sẽ xem xét hồ sơ có hợp lệ hay không, trong thời gian 15 ngày làm việc, kể từ ngày hồ sơ được Cục bản quyền tác giả chấp nhận hợp lệ , Cục Bản quyền tác giả cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho người nộp hồ sơ. Trường hợp hồ sơ thiếu, sai sót cần điều chỉnh Cục Bản quyền tác giả sẽ có thông báo.
Đăng ký quyền tác giả là việc làm rất cần thiết để đảm bảo cho người sáng tạo ra tác phẩm đó chống lại các hành vi sử dụng trái phép tác phẩm: như ăn trộm, sao chép, lạm dụng tác phẩm đó. Để tạo ra một tác phẩm có giá trị và sáng tạo, đòi hỏi sự lao động trí óc, trí tuệ, thời gian và tài chính. Việc đăng ký bản quyền tác giả là sự chứng nhận cho sự sáng tạo của con người, bằng việc trao cho tác giả các phần thưởng xứng đáng, động viên tinh thần làm việc cho người sáng tạo.
Việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả sẽ đồng nghĩa với việc tuyên bố quyền sở hữu hợp pháp đối với tác phẩm. Nếu người khác muốn sử dụng hoặc sao chép thì phải có sự đồng ý của chủ sở hữu. Trong trường hợp có tranh chấp xảy ra, tác giả hoặc chủ sở hữu chứng minh quyền sở hữu của mình thông qua Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả.
Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả được coi là tài sản khi góp vốn, chuyển nhượng… trong công ty.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí và cung cấp dịch vụ theo thông tin sau:
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ TƯ VẤN DỊCH VỤ IP PRO
Địa chỉ: Tòa A Hoàng Huy Goldenland, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 0987858890
Website: ippro.vn
Email: ippro@gmail.com