Căn cứ pháp lý thực hiện thủ tục đăng ký bản quyền phần mềm máy tính
- Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi năm 2009, 2019, 2022
- Nghị định số 17/2023/NĐ-CP ngày 26 tháng 04 năm 2023
- Một số câu hỏi liên quan đến thủ tục đăng ký bản quyền phần mềm
Phần mềm máy tính là gì?
Theo Điều 22, khoản 1 của Luật Sở hữu trí tuệ, phần mềm máy tính (hay chương trình máy tính) là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng lệnh, mã, lược đồ hoặc dạng khác, khi gắn vào một phương tiện, thiết bị được vận hành bằng ngôn ngữ lập trình máy tính thì có khả năng làm cho máy tính hoặc thiết bị thực hiện được công việc hoặc đạt được kết quả cụ thể. Phần máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học, dù được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay mã máy.
Ai có quyền đăng ký bản quyền phần mềm máy tính?
Căn cứ theo Điều 13 Luật sở hữu trí tuệ thì tác giả, chủ sở hữu phần mềm có quyền đăng ký bản quyền phần mềm. Tác giả, chủ sở hữu có thể là cá nhân, tổ chức ở Việt Nam hoặc cá nhân, tổ chức nước ngoài có phần mềm máy tính được công bố lần đầu tiên ở Việt Nam hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Tuy nhiên, khi cá nhân, tổ chức là tác giả, chủ sở hữu là người nước ngoài đăng ký bản quyền phần mềm tại Việt Nam phải thực hiện thông qua Tổ chức Đại diện bản quyền tác giả tại Việt Nam như IPPRO.
Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền phần mềm máy tính có giá trị tại đâu?
Quyền sở hữu trí tuệ nói chung, quyền tác giả đối với phần mềm nói riêng chỉ có phạm vi lãnh thổ quốc gia. Theo đó, nếu tác giả, chủ sở hữu tác phẩm đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền phần mềm thì sẽ được bảo hộ trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Có nên đăng ký bản quyền phần mềm máy tính không?
Phần mềm máy tính được bảo hộ quyền tác giả theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ. Việc đăng ký bản quyền chính là việc được pháp luật công nhận và bảo vệ quyền cho sản phẩm sáng tạo của mình hoặc sở hữu. Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, quyền tác giả sẽ tự động phát sinh kể từ thời điểm tác phẩm được thể hiện dưới một dạng vật chất nhất định, không phân biệt về nội dung, hình thức, bố cục. Tức tác giả không cần đăng ký để được hưởng quyền tác giả, tuy nhiên đây là việc làm cần thiết để có thể bảo vệ quyền của chủ thể một các toàn vẹn nhất, bởi:
- Đăng ký bản quyền phần mềm (chương trình máy tính) là cơ sở để xác định thời điểm phát sinh quyền tác giả, quyền của chủ sở hữu đối với phần mềm máy tính. Đăng ký bản quyền phần mềm máy tính là một giải pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ tối đa quyền tác giả, quyền liên quan và quyền sở hữu hợp pháp của chủ sở hữu phần mềm.
- Tác giả, chủ sở hữu tác phẩm đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả sẽ không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại.
- Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền phần mềm máy tính là cơ sở chứng minh chủ thể nào tạo ra phần mềm trước khi có tranh chấp xảy ra.
- Ngoài ra, hiện nay các công ty phần mềm đôi khi có những xung đột giữa tác giả phần mềm và chủ sở hữu phần mềm tức giữa nhân viên với công ty thì việc đăng ký bản quyền phần mềm máy tính còn là cơ sở xác định quyền giữa tác giả của người tạo ra phần mềm và chủ sở hữu phần mềm là công ty.
- Vì thế, thực hiện thủ tục đăng ký bản quyền cho phần mềm máy tính chính là để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tác giả, chủ sở hữu và giảm thiểu rủi ro phát sinh trong tương lai.
Hồ sơ đăng ký phần mềm máy tính gồm những gì?
Để có thể đăng ký bản quyền máy tính, hồ sơ đăng ký gồm có:
- Giấy uỷ quyền (theo mẫu của IPPRO). Trường hợp bên ủy quyền là cá nhân thì văn bản ủy quyền phải được chứng thực theo quy định của pháp luật;
- Chứng minh nhân dân/căn cước công dân của tác giả (Bản công chứng);
- Bản cam đoan của tác giả về tính trung thực trong quá trình tạo ra phần mềm (Công ty IPPRO soạn thảo theo thông tin khách hàng cung cấp);
- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả (nếu có nhiều tác giả) (Công ty IPPRO soạn thảo theo thông tin khách hàng cung cấp);
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu (nếu có nhiều chủ sở hữu) (Công ty IPPRO soạn thảo theo thông tin khách hàng cung cấp);
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Bản sao công chứng);
- Bản in mã code của phần mềm;
- Bản in giao diện của phần mềm;
- Hai (02) đĩa CD hoặc USB ghi nội dung phần mềm: lưu trữ phần giao diện của phần mềm;
- Hợp đồng mua bản quyền và văn bản chấp thuận cho việc đăng ký tác phẩm phần mềm phát sinh (nếu có).
Ngoài các tài liệu trên, khi đăng ký bản quyền phần mềm máy tính, tác giả, chủ sở hữu phần mềm cần cung cấp thêm các thông tin sau:
- Thời gian hoàn thành phần mềm (thông tin này rất cần thiết đề phòng giải quyết các tranh chấp phát sinh trong tương lai nếu có);
- Thông tin công bố phần mềm: Phần mềm đã được công bố ở đâu chưa? Nếu đã công bố, nêu rõ thời gian công bố, hình thức công bố,…
- Thông tin: Chức năng, thành phần, cấu tạo, ngôn ngữ lập trình, mã nguồn mở và link mã nguồn mở,…
Thời gian đăng ký bản quyền phần mềm máy tính là bao lâu?
- Thời gian rà soát, phân loại, xem xét tình hợp lệ của hồ sơ là 01 tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ theo quy định, trong thời hạn 15 ngày làm việc, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.
Thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với phần mềm máy tính
- Quyền nhân thân của tác giả bao gồm: Quyền đặt tên cho tác phẩm; Quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả được bảo hộ vô thời hạn.
- Quyền Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm và quyền tài sản có thời hạn bảo hộ như sau: Giấy chứng nhận quyền tác giả đối với phần mềm có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết; trong trường hợp phần mềm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50 sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;
Các bước thực hiện đăng ký bản quyền phần mềm máy tính
Bước 1: Chuẩn bị tài liệu cần thiết đăng ký bản quyền phần mềm
Bước 2: Soạn hồ sơ đăng ký bản quyền phần mềm
Hồ sơ cần được soạn thảo bởi người có chuyên môn về sở hữu trí tuệ để đảm bảo tính chính xác, tránh trường hợp hồ sơ sau khi nộp đăng ký sẽ bị trả về do những thiếu sót trong quá trình soạn thảo.
Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký tới Cục bản quyền tác giả
Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ đăng ký bản quyền, chủ sở hữu sẽ tiến hành nộp hồ sơ tại Cục bản quyền tác giả.
Bước 4: Theo dõi hồ sơ đăng ký bản quyền phần mềm máy tính
Sau khi đã nộp, người nộp hồ sơ cần theo dõi hồ sơ đăng ký, kịp thời bổ sung, sửa đổi hồ sơ trong trường hợp hồ sơ có những thiếu sót, bổ sung theo yêu cầu của cơ quan đăng ký.
Bước 5: Nhận kết quả là giấy chứng nhận đăng ký bản quyền phần mềm máy tính.
Trên đây là toàn bộ các thông tin liên quan đến bản quyền phần mềm máy tính, nếu quý vị và các bạn có thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ dịch vụ theo thông tin sau:
Công ty TNHH Đầu tư và Tư vấn dịch vụ IP Pro
Địa chỉ: Tòa A Hoàng Huy Goldenland, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 0987858890
Email: ippro@gmail.com