CHUYỂN GIAO QUYỀN SỬ DỤNG NHÃN HIỆU

Khi nói đến đăng ký nhãn hiệu, hầu hết các doanh nghiệp, tổ chức đều chỉ nghĩ đến lợi ích của đăng ký nhãn hiệu là để đảm bảo cho nhãn hiệu của mình không bị xâm phạm bởi các tổ chức kinh doanh khác, đảm bảo tính độc quyền, ngăn chặn kịp thời các hành vi không lành mạnh. Tuy nhiên Bạn đã biết mình có thể khai thác lợi ích khác từ việc đăng ký nhãn hiệu chưa? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây của IP PRO nhé!

Sau khi đăng ký nhãn hiệu, ngoài việc sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký đó cho việc kinh doanh của mình, Bạn cũng có thể chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu cho tổ chức khác.

Chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu là gì?

Có thể hiểu chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu là việc chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép các tổ chức, cá nhân khác sử dụng nhãn hiệu thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình trong phạm vi, thời hạn đã thoả thuận.

Việc chuyển giao này sẽ được thực hiện thông qua một hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu. Về mức phí chuyển giao Bạn có thể tham khảo dựa trên các tiêu chuẩn phí ở từng lĩnh vực. Tuy nhiên chi phí chính xác nhất còn phụ thuộc vào giá trị thực tế của nhãn hiệu của Bạn đã đạt được thông qua kinh danh, danh tiếng của nhãn hiệu,…Vì vậy để có được mức phí chuyển giao phù hợp và đảm bảo lợi ích của mình, Bạn nên tham khảo ý kiến từ các chuyên gia.

Hợp đồng chuyển giao sẽ có hiệu lực kể từ khi được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ, bên chuyển giao không được phép tự ý chấm dứt việc chuyển giao khi thời hạn chuyển giao còn hay không có sự đồng ý của bên nhận chuyển giao. 

Các hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu

Theo Điều 143 của Luật Sở hữu trí tuệ, có 3 loại hợp đồng về chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu:

- Hợp đồng độc quyền là hợp đồng mà theo đó trong phạm vi và thời hạn chuyển giao, bên được chuyển quyền được độc quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, bên chuyển quyền không được ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp với bất kỳ bên thứ ba nào và chỉ được sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó nếu được phép của bên được chuyển quyền;

- Hợp đồng không độc quyền là hợp đồng mà theo đó trong phạm vi và thời hạn chuyển giao quyền sử dụng, bên chuyển quyền vẫn có quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, quyền ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp không độc quyền với người khác;

- Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thứ cấp là hợp đồng mà theo đó bên chuyển quyền là người được chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó theo một hợp đồng khác.

Mỗi loại hợp đồng chuyển nhượng đều có ưu và nhược điểm riêng, vì thế chọn loại hợp đồng nào là phụ thuộc vào sản phẩm và chiến lược kinh doanh của tổ chức Bạn

Nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì về vấn đề liên quan đến Sở hữu trí tuệ, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí và cung cấp Dịch vụ tốt nhất theo thông tin sau:

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ TƯ VẤN DỊCH VỤ IP PRO

Địa chỉ:  Tòa A Hoàng Huy Goldenland, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline: 0987858890

Website: ippro.vn

Email: ippro@gmail.com

 

nhận tư vấn trực tiếp

Để lại thông tin theo form dưới đây và chúng tôi sẽ gọi lại tư vấn
chi tiết cho bạn